Giới thiệu


Trung tướng Phạm Kiệt tên thật là Phạm Quang Khanh (SN 1910, quê ở làng An Phú, nay thuộc thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam khi vừa tròn 21 tuổi.

Chân dung Trung tướng Phạm Kiệt (1910 – 1975).
Trải qua thời gian công tác, Trung tướng Phạm Kiệt từng giữ các chức vụ Đội trưởng Đội du kích Ba Tơ – tiền thân của LLVT cách mạng miền Trung, lãnh đạo quân và dân Ba Tơ giành chính quyền vào tháng 3/1945; Sư đoàn trưởng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ năm 1961 đến 1975, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng).

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, tại vùng tuyến lửa Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị), tướng Phạm Kiệt là người đề xuất xây dựng địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) nổi tiếng. Cũng chính ông là người đề nghị thay đổi phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc, giành thắng lợi hoàn toàn” trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Ông Phạm Kiệt cùng Đội du kích Ba Tơ ngày ấy tuyên thề Hy sinh vì tổ quốc, vào tháng 3 năm 1945.
Với nhiều thành tích đáng khâm phục, tướng Phạm Kiệt vinh dự được trực tiếp bảo vệ, làm việc cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyên soái Liên Xô Dmitriy Ustinov – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 1972,…

Tại triển lãm, trưng bày gần 300 bức ảnh tư liệu đen trắng, ảnh màu được chọn lựa từ hàng ngàn bức ảnh do các tác giả trong và ngoài nước chụp. Triển lãm mở cửa từ ngày 29/4 đến hết ngày 5/5 tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Một số bức ảnh được trưng bày tại triển lãm về Danh tướng Phạm Kiệt:

Cán bộ lão thành chăm chú xem lại các bức ảnh và gợi nhớ về ký ức thời chiến tranh.

Tư lệnh Phạm Kiệt đến thăm người dân cùng chiến sĩ Đồn Biên phòng ở đường biên giới phía Bắc năm 1963.

Tư lệnh Phạm Kiệt kiểm tra xưởng cơ khí sản xuất, sửa chữa súng đạn và phương tiện chiến đấu của LLVT năm 1963.

Tướng Phạm Kiệt cùng đoàn Chủ tịch MTTQVN xem xác máy bay F105 do Bộ đội Biên phòng bắn rơi.

Tướng Phạm Kiệt đưa đoàn Ủy ban MTTQVN thăm cảng Hải Phòng sau những ngày quân Mỹ đánh phá đất cảng vào tháng 4-1972.

Tư lệnh Phạm Kiệt đến chúc mừng Hội nghị mừng công của Công an nhân dân vũ trang tỉnh Thái Nguyên.

Tướng Phạm Kiệt và Bác Hồ cùng dự lễ mít tinh kỷ niệm thành lập CANDVT vào tháng 3/1964.

Nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (giữa) chỉ đạo tướng Phạm Kiệt (trái) với nội dung “Quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển và hải đảo của tổ quốc”.

Ông Thư Kỳ – thư ký riêng của Bác Hồ (bìa trái) trao đổi công việc với tướng Phạm Kiệt vào năm 1968.

Tư lệnh Phạm Kiệt giao nhiệm vụ cho lực lượng cơ động sẵn sàng bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới và biển đảo của tổ quốc.

Tướng Phạm Kiệt (giữa) gặp Nguyên soái Liên Xô Dimitriy Ustinov – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vào năm 1972.

Bí thư thứ nhất Lê Duẩn (giữa) cùng tướng Phạm Kiệt (bìa phải) đến thăm và biểu dương lực lượng CANDVT Vĩnh Linh năm 1973.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Tướng Phạm Kiệt cùng lãnh đạo Nhà nước trao đổi về mùa xuân trồng cây tại Hà Tây.

Trường THPT Phạm Kiệt được xây dựng gần tuyến Quốc lộ 24B, tuyến đường huyết mạch nối từ cảng Dung Quất lên Tây Nguyên. Trường có diện tích 8.000 m2, với tổng kinh phí đầu tư giai đoạn I trên 8 tỉ đồng. Nguồn kinh phí xây dựng công trình do Đại tướng Lê Hồng Anh vận động các doanh nghiệp trong nước đóng góp. Sau gần 1 năm khẩn trương xây dựng ngôi trường khang trang đã hình thành, tạo điều kiện thuận lợi trong học tập cho con em đồng bào dân tộc H’Rê ở bốn xã vùng cao Sơn Thủy, Sơn Hải, Sơn Kỳ và Sơn Ba.

Dịp này, Trung tướng Trần Hoa đã trao tặng cho Trường tượng Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng, bức ảnh lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn đồng chí Phạm Kiệt triển khai nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và ủng hộ Quỹ khuyến học của Trường 200 triệu đồng. Bộ Công an và Công an tỉnh cũng tặng nhà trường 20 bộ máy vi tính phục vụ công tác dạy và học cho học sinh, giáo viên.
Nguồn: Dantri.com.vn